Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 còn gọi là Quy hoạch điện VIII vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023.
Trong bảng quy hoạch này, năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời mái nhà nói riêng, đã được đề cập khá chi tiết, cụ thể và đã được chính phủ ghi nhận là nguồn năng lượng chủ yếu trong cơ cấu nguồn điện đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, điện mặt trời mái nhà được đặt các mục tiêu như sau:
+ Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
+ Đẩy mạnh phát triển điện gió trên bờ và ngoài khơi, điện mặt trời phù hợp với khả năng hấp thụ của hệ thống, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, giá thành điện năng và chi phí truyền tải hợp lý gắn với bảo đảm an toàn vận hành và tính kinh tế chung của hệ thống điện, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng lưới điện hiện có. Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu (trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia). Định hướng phát triển điện mặt trời phải kết hợp với pin lưu trữ khi giá thành phù hợp
+ Tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam khoảng 963.000 MW (mặt đất khoảng 837.400 MW, mặt nước khoảng 77.400 MW và mái nhà khoảng 48.200 MW). Từ nay đến năm 2030, tổng công suất các nguồn điện mặt trời dự kiến tăng thêm 4.100 MW; định hướng đến năm 2050, tổng công suất 168.594 – 189.294 MW, sản xuất 252,1-291,5 tỷ kWh. Trong đó:
. Ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu. Từ nay đến năm 2030, công suất các nguồn điện loại hình này ước tính tăng thêm 2.600 MW. Loại hình nguồn điện này được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với điều kiện giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp.
Với những nội dung trên, ta có thể thấy quy hoạch điện VIII đã nêu bật vai trò của điện mặt trời mái nhà, đưa ra những định hướng, biện pháp cụ thể để phát triển điện mặt trời mái nhà theo hướng tự sản xuất ra điện để tiêu thụ tại chỗ theo nhu cầu của người sử dụng điện và không đẩy lên lưới điện quốc gia. Nhà nước sẽ có những chính sách ưu đãi cụ thể để phát triển điện mặt trời mái nhà. Bắt đúng xu thế như vậy, các hệ thống điện mặt trời ngày nay đã tập trung vào phương án tự sản tự tiêu ( hòa lưới bám tải, hybrid…) với mức giá đầu tư ngày càng thấp hơn nhằm để người dân có mức thu nhập trung bình có thể tiếp cận được với điện mặt trời. Trong tương lai gần, hy vọng với những chính sách và chiến lược đúng đắn của chính phủ, điện mặt trời sẽ trở nên phổ biến hơn đối với người dân và góp phần vào đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia.
Và để đáp ứng nhu cầu lắp điện mặt trời của người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và khu vực Miền Bắc, Điện Mặt Trời Bắc Ninh là một trong những đơn vị uy tín và chuyên nghiệp trong việc thiết kế, lắp đặt và bảo trì hệ thống điện mặt trời cho các hộ gia đình và doanh nghiệp tại Bắc Ninh. Với đội ngũ nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm và tận tâm với khách hàng, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những giải pháp tối ưu và hệ thống điện mặt trời hiệu quả. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xem chi tiết tại dienmattroibacninh.com.