Theo một báo cáo được công bố ngày 12/4/2023, năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời chiếm tỷ lệ cao kỷ lục 12% trong tổng sản lượng điện toàn cầu năm 2022, tăng đáng kể so với mức 10% ghi nhận trong năm 2021.
Báo cáo đánh giá điện toàn cầu thường niên do nhóm chuyên gia độc lập về khí hậu và năng lượng Ember ( Đây là tổ chức nghiên cứu độc lập, phi lợi nhuận ở Anh với mục đích thúc đẩy thế giới chuyển dịch từ năng lượng than sang năng lượng sạch) thực hiện, trong đó tổng hợp dữ liệu ngành điện của 78 quốc gia – chiếm tới 93% nhu cầu sử dụng điện toàn cầu.
Báo cáo nhận định 2022 có thể là năm ghi nhận lượng khí thải cao kỷ lục trong ngành điện – nguồn lớn nhất phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Cũng theo báo cáo này, các nguồn năng lượng tái tạo và điện hạt nhân cộng lại chiếm 39% trong sản lượng điện toàn cầu năm ngoái. Riêng năng lượng Mặt Trời tăng 24% và năng lượng gió tăng 17% so với năm 2021. Mức tăng hai dạng năng lượng tái tạo này trong năm 2022 đáp ứng được 80% mức tăng nhu cầu điện toàn cầu.
Bất chấp cuộc khủng hoảng khí đốt toàn cầu và một số quốc gia đưa vào khai thác lại các nhà máy điện than cũ nhằm đáp ứng nhu cầu, việc sử dụng than đá để sản xuất điện chỉ tăng 1,1%.
Trong khi đó, khí đốt dùng để sản xuất điện giảm 0,2% do giá nguyên liệu này cao khiến việc sử dụng khí đốt trở nên đắt đỏ hơn.
Báo cáo cho biết thêm dù lượng khí thải CO2 trong ngành điện tăng 1,3% vào năm ngoái, nhưng năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời đã làm chậm lại mức tăng này. Nếu tất cả 2 nguồn năng lượng tái tạo này dùng để sản xuất điện được thay bằng các nhiên liệu hóa thạch thì khí thải của ngành điện trên thực tế sẽ ở mức 20% trong năm ngoái.
Với việc giả sử nhu cầu điện và điện sạch tăng ở mức trung bình, Ember dự báo điện được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm 0,3% trong năm nay. Mức giảm này sẽ lớn hơn trong những năm tới sau năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời chiếm tỷ lệ cao hơn nữa trong tổng sản lượng điện.
Do ngành điện là nguồn phát thải CO2 hàng đầu nên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng ngành này cần tiên phong trong việc đạt mục tiêu phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2040. Điều đó đồng nghĩa năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời sẽ phải chiếm tới 41% trong tổng sản lượng điện toàn cầu vào năm 2030.
Như vậy sự phát triển của năng lượng mặt trời nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung là xu hướng tất yếu của nhân loại khi các nhiên liệu hóa thạch chịu tác động của yếu tố địa chính trị và sự cạn kiệt. Cùng với công nghệ pin ngày càng tiến bộ, năng lượng mặt trời sẽ dần thay thay thế năng lượng hóa thạch trong tương lai, cũng như việc ô tô điện sẽ dần thay thế xe ô tô chạy xăng như hiện nay.
Vậy ngay từ ngày hôm nay, bạn hãy góp một tay vào việc làm cho môi trường sống của con người trở nên trong lành hơn bằng việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Hãy liên hệ với chúng tôi, Điện mặt trời Bắc Ninh sẽ giúp bạn chọn được một giải pháp tối ưu với chi phí hợp lý để tận dụng, khai thác tối đa nguồn năng lượng dồi dào, sẵn có từ mặt trời.